Chúa Jêsus ủng hộ việc uống rượu vì Ngài hoá nước thành rượu có phải không?
Chúng ta không thể tự giả định rượu trong Giăng 2 là đồ uống có cồn nhưng cần phải nghiên cứu về từ ngữ này trong Kinh Thánh cũng như trong bối cảnh phong tục thời đó và tìm hiểu mục đích của phép lạ nầy để đưa ra nhận định đúng. Kinh Thánh có chép về loại đồ uống gây say: “Khốn cho kẻ dậy sớm để chạy theo rượu, nấn ná mãi đến chiều tối để rượu nung đốt họ!” (Ê-sai 5:11); đó chính xác là rượu có cồn. Nhưng cũng có một loại thức uống nước nho khác mà vua Sa-lô-môn đã viết: “Hãy lấy tài sản và hoa lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Đức Giê-hô-va. Như thế, nhà kho của con sẽ đầy lúa mì, và hầm ép rượu của con sẽ tràn rượu mới.” (Châm Ngôn 3:9-10); đây là loại nước ép với nguyên liệu là nho tươi lấy ra từ hầm ép, gọi là rượu mới. Nước này muốn làm thành rượu gây say thì phải qua quá trình được xử lý và lên men.
Kinh Thánh có những chỗ khác nói về “rượu mới” này qua mô tả nước nho tươi. Ma-thi-ơ 9:17 nói: “Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; nếu làm vậy, bầu sẽ nứt, rượu chảy ra, và bầu bị hỏng. Nhưng người ta đổ rượu mới vào bầu da mới để cả hai được bảo toàn.” Cho rượu vào đồ chứa là để thực hiện quá trình lên men, rượu mới được đổ vào chính là nước nho tươi, đồ uống không cồn.
Người Do Thái thực hành sự dạy dỗ của Cựu ước, đặc biệt là lời dạy dỗ của vua Sa-lô-môn về việc tránh xa rượu có cồn: “Rượu khiến người ta nhạo báng, thức uống say gây tiếng ồn ào. Ai dùng nó quá độ chẳng phải là khôn ngoan.” (Châm Ngôn 20:1) Lẽ nào Chúa Jêsus hoá rượu có cồn cho thực khách tại Ca-na uống để họ dùng thêm cách quá độ? Và lẽ nào sau khi họ đã uống quá độ rượu có cồn mà còn nhận biết được rượu đó ngon?
Chúa Jêsus thực hiện phép lạ này để chỉ về rượu nho mới mà Chúa sẽ thiết lập với những người theo Ngài trong ngày thiết lập Lễ Tiệc Thánh, lời hứa trước về việc uống nước nho trong tiệc cưới Chiên Con.
Rượu tại tiệc cưới Ca-na có phải là rượu có cồn như ngày nay hay là một loại rượu khác?
Visited 3 times, 1 visit(s) today