Kính thưa Hội Thánh,
Chủ đề buổi tối hôm nay chúng ta đang nhắc nhau có phải là một chủ đề rất quan trọng, phải không ạ? LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA, nghe từ Chúa, được Chúa phán bảo, được Chúa dạy, được Chúa dẫn dắt qua những quyết định trong cuộc đời… Đó là đặc ân của người thuộc về Chúa như chúng ta nhưng có thể nói cũng là mục tiêu mà mỗi người chúng ta cần theo đuổi. Có một Mục sư đã nói như vầy: “Mỗi ngày, chúng ta phải hỏi Chúa về nhiệm vụ của mình, chúng ta không nên tự giả đình rằng mình hiểu hết về kế hoạch của Ngài rồi.”
Chủ đề này hướng tôi về câu chuyện nằm lòng và quen thuộc với nhiều người, chúng ta cũng vừa nghe qua video phần Kinh Thánh của nhóm Phi-líp chuẩn bị. Sa-mu-ên được ra đời một cách đặc biệt, cách cậu bé Sa-mu-ên được sinh trưởng cũng đặc biệt, thời điểm của câu chuyện này cũng là một thời điểm đặc biệt của lịch sử dân Y-sơ-ra- ên, lịch sử đang chuyển tiếp từ sắp kết thời các quan xét và bước vào thời kỳ quân chủ. I Sa-mu-ên không phải là sách lịch sử của các nhân vật mà là lịch sử của một quốc gia. Sách giới thiệu một nhân vật then chốt trong giai đoạn chuyển giao này, nhân vật Sa-mu-ên.
Khởi đầu sách là câu chuyện của người phụ nữ mang tên An-ne, khao khát, đức tin, lời cầu nguyện và sự hứa nguyện của bà về một đứa con trai sẽ dâng lại cho Chúa. Kế đó là Sa-mu-ên được sinh ra và An-ne giữ lời hứa dâng Sa-mu-ên cho Chúa, đưa lên đền thờ khi vừa dứt sữa. Xen lẫn với khung cảnh người mẹ đầy đức tin và đứa con nhỏ đầy tin kính là hình ảnh người cha không kỷ luật quyết liệt với con, là thầy tế lễ Hê-li và hai người con gian ác đầy xúc phạm.
Phân đoạn chúng ta vừa nghe là câu chuyện được ghi lại khi Sa-mu-ên khoảng 12 hay 13 tuổi gì đó dựa trên chi tiết Sa-mu-ên vẫn đang phục vụ dưới sự hướng dẫn của Hê-li. Một đêm nọ, Đức Giê-hô-va đã hiện ra và trò chuyện với Sa-mu- ên. Kinh Thánh dành một đoạn dài nữa để mô tả về cuộc gặp gỡ trò chuyện này.
Dựa trên phân đoạn Kinh Thánh đó, tối hôm nay tôi xin học với Hội Thánh 2 ý:
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Lúc bấy giờ, cậu bé Sa-mu-ên phụng sự Đức Giê-hô-va dưới sự hướng dẫn của Hê-li. Nghĩa là khi ấy có một người đang ở trong chức vụ lẽ ra sẽ tiếp xúc gần hơn với Chúa đang phục vụ Chúa, người tên là Hê-li nhưng Kinh Thánh lại mô tả tiếp rằng “Vào thời ấy, lời của Đức Giê-hô-va thật hiếm, và khải tượng ít khi xảy ra.” Tác giả sách I Sa- mu-ên mô tả như vậy. Chúng ta biết rằng về thể loại sách thì I Sa-mu-ên là sách lịch sử nên tác giả viết sẽ được cảm thúc để viết theo cách tường thuật lại sự việc quan sát thấy, không bình luận thêm về nguyên lý của sự việc, chỉ mô tả rằng khi ấy lời của Đức Giê-hô-va thật hiếm và khải tượng ít xảy ra. Thế thì bên ngoài của tình cảnh thì tác giả quan sát ghi lại rằng lời của Chúa thật hiếm, vậy bê trong của sự việc có thực sự lờ Chúa hiếm không hay chúng ta nên hiểu chỗ này như thế nào? Nói cách khác, có phải thời điểm này lời Chúa bị hiếm hoi, không có sẵn, bị giấu đi hay bị lấy mất không? Tôi nghĩ chắc không.
Chúa và lời Ngài luôn tồn tại, luôn sẵn có và hiện hữu. Chỉ là dân sự Chúa không nghe được tiếng Ngài hoặc đang không được Ngài phán dạy thôi. Bằng chứng là ngay đoạn trước Chúa có phán với Hê-li về hình phạt mà các con trai ông sẽ phải gánh chịu vì tội lỗi của họ gây ra trong đền thờ. BPT dịch chỗ này là “CHÚA rất ít nói chuyện với dân chúng”, còn BKT hiện đại thì dịch là Chúa “ít khi phán trực tiếp hay dùng khải tượng để dạy bảo loài người”, “lời CHÚA phán trực tiếp với loài người rất hiếm; Ngài cũng chẳng ban khải tượng”. Châm Ngôn chép rằng: “Ở đâu không có sự khải tượng thì dân sự bèn phóng tứ”…
Đọc trọn bài giảng: Ở đây.