Cơ Đốc nhân định nghĩa đơn giản về sự cầu nguyện là gì? Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa, đơn giản thế thôi. Còn định nghĩa sâu sắc của Cơ Đốc nhân về sự cầu nguyện là gì? Cầu nguyện là phương tiện mà qua đó một tâm linh biết ơn có thể tuôn đổ lời ca ngợi không ngớt trước ngai Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là tiếng kêu khóc mà qua đó một tâm linh đói khát có thể kêu cầu thông qua Thầy tế lễ thượng phẩm chí cao. Cầu nguyện là tình yêu thương tuôn trào thành lời vì lòng cưu mang của mình cho một ai đó thật nặng mà cảm giác chưa đủ quan tâm khi chưa cầu nguyện. Cầu nguyện là nói chuyện, là tương giao, là khoảnh khắc ngọt ngào, là tâm tư dâng trào, là tìm mạch nước sống, là không chống chế bề bộn – mà dâng hết mọi chộn rộn ngổn ngang cho Đấng hiểu mình và yêu mình. Chúng ta thật có thể đi xa hơn, dành nhiều thời gian hơn nữa để viết về sự cầu nguyện vì chúng ta đã làm điều này người thì 5,7 năm, người thì cả vài chục năm trong cuộc đời rồi, phải không ạ? Thế nhưng, hãy đặt một câu hỏi khác xem thử: khi cầu nguyện, anh chị em thường cầu nguyện cho điều gì? Đâu là top những điều anh chị em thường cầu nguyện? Có điều nào chúng ta nên cầu nguyện mà chúng ta đã không cầu nguyện không? Hôm nay với chủ đề KHI ANH EM CẦU NGUYỆN – tôi xin cùng học với Hội Thánh 3 câu Kinh Thánh ngắn trong sách Cô-lô-se. Chúng ta cùng mở ra và xem với nhau Cô-lô-se 4:2-4: Tôi biết theo việc chia câu của Kinh Thánh nguyên ngữ Hy Lạp thì 3 câu này có đi kèm theo 2 câu sau nhưng tôi muốn tập trung vào xem xét chỉ 3 câu Kinh Thánh này thôi trong tối nay: “2Hãy thành tâm cầu nguyện, phải tỉnh thức trong lúc cầu nguyện và tạ ơn. 3Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Ngài, công bố sự mầu nhiệm của Đấng Christ. Chính vì sự mầu nhiệm đó mà tôi bị xiềng xích. 4Cũng xin cầu nguyện để tôi có thể bày tỏ rõ ràng điều tôi phải nói.” (Cô-lô-se 4:2-4)
Hội Thánh Cô-lô-se là một Hội Thánh thuộc thành phố Cô-lô-se, phía đông của Ê-phê-sô. Qua chức vụ của Phao-lô ở Ê-phê-sô, có một người tên là Ê-pháp-ra đã tin Chúa và ông là người đã đem Tin Lành đến với Cô-lô-se và Hội Thánh này được thành lập. Ở trong tù, khi Phao-lô nghe nói có một số giáo sư giả ở Hội Thánh Cô-lô-se dạy rằng để có được sự cứu rỗi trọn vẹn thì mỗi tín hữu phải thờ phượng thiên sứ và tuân thủ những nghi lễ đặc biệt như cắt bì, kiêng cữ một số thức ăn, và những vấn đề khác. Phao-lô viết thư chống lại những điều dạy dỗ sai lầm này bằng cách nêu lên sứ điệp chân chính của Phúc Âm với trọng tâm rằng Chúa Jêsus là Đấng ban sự cứu rỗi trọn vẹn, còn những niềm tin và sự thực hành kia trên thực tế chỉ dẫn tín hữu xa cách Chúa. Phao-lô viết thư này và nhờ Ê-pháp-ra đem về. Đây có thể là sách đầu tiên Phao-lô viết khi ông đang bị tù tại Rô-ma.
- Đoạn 1-2:
- Đoạn 3-4:
3 câu Kinh Thánh ngắn mà tôi cùng học với Hội Thánh tối nay nằm trong những lời dạy dỗ trong đời sống mới ấy. Vừa hay 3 câu Kinh Thánh này chứa 3 ý rõ ràng để chúng ta cùng học:
- Cầu nguyện như thế nào
- Cầu nguyện cho điều gì
- Cầu nguyện cho ai
- Cầu nguyện như thế nào
c2-Hãy thành tâm cầu nguyện, phải tỉnh thức trong lúc cầu nguyện và tạ ơn. Cầu nguyện thành tâm: Từ thành tâm khiến chúng ta nghĩ ngay đến ý nghĩa: chân thành, từ tâm hoặc hết lòng, các bản dịch là dịch là: dốc lòng cầu nguyện, siêng năng cầu nguyện, kiên nhẫn cầu nguyện, bền đỗ cầu nguyện… Tôi hơi ngạc nhiên là trong tiếng Việt chúng ta có nhiều từ như thế để biểu lộ sự thành tâm hết lòng khi cầu nguyện; cứ như rằng nếu có bao nhiêu từ mô tả đời sống nhiệt thành cầu nguyện thì sẽ là từ đó. Phao-lô khuyên tín hữu người Cô-lô-se hãy cầu nguyện không đơn thuần như là một việc phải làm và quen làm của Cơ Đốc nhân nhưng người cầu nguyện thành tâm là người cầu nguyện dốc lòng, siêng năng, kiên nhẫn và bền đỗ. Vì sao sự thành tâm trong sự cầu nguyện lại cần như vậy? Có lẽ bởi vì đối tượng chúng ta dâng lời cầu nguyện là Chúa, Đấng nhìn thấy bên trong tấm lòng. Chúa muốn thấy sự nhờ cậy, nương dựa, mong chờ, khao khát của chúng ta trong mỗi lời cầu nguyện…
Link full bài giảng TẠI ĐÂY.