Những tên gọi khác nhau của Chúa Jêsus cho chúng ta biết Ngài là ai và đặc tính của Ngài. Ngôi Lời, logos, cũng vậy. Từ Ngôi Lời, thường được hiểu cơ bản là Lời của Đức Chúa Trời, Bản Phổ Thông dịch là Thiên Ngôn, nhưng đối với người sống trong triết học trong thế giới Hy Lạp cổ đại thuộc thời của sứ đồ Giăng thì logos mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng. Triết lý Hy Lạp cổ đại quan tâm đến câu trả lời cho những câu hỏi tối hậu về sự hiện hữu của các thực thể. Họ luôn tìm kiếm để tìm ra sự thật cuối cùng, nằm đằng sau tất cả những thứ khác của một sự vật hay sự việc. Và thuật ngữ logos được đưa ra sau một thời gian dài chiêm nghiệm và lý luận. Logos được hiểu là những gì mang lại sự sống và ý nghĩa cho vũ trụ. Tuy nhiên, trong vương quốc của triết học Hy Lạp, logos này phần lớn được hiểu là một nguồn lực chứ không phải là một bản thể cá nhân. Thế nên, chỉ qua vài câu Kinh Thánh ngắn ngủi, sứ đồ Giăng đã làm hai điều không tưởng tượng nổi với các nhà triết học Hy Lạp. Ông đã mô tả Chúa Jêsus là logos -sự thật cuối cùng mang lại sự sống và ý nghĩa cho vũ trụ – nhưng Ngài không phải là một nguồn lực mà là một bản thể cá nhân. Ngài hiện đến, Ngài tương giao, Ngài bị chối từ và Ngài thể hiện vinh quang trong sự liên hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong Cựu ước, là ban đầu và Đức Chúa Trời ấy đã dựng nên trời và đất. Ngôi Lời logos đã đem lại sự hiện hữu và ý nghĩa cho mọi vật, mọi sự và mọi người trong vũ trụ này. Chúa Jêsus, Ngài là logos.
logos | Ngôi Lời
Visited 45 times, 1 visit(s) today